-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Quy định về đèn khi đăng kiểm ô tô
Wed,21/12/2022
Độ đèn ô tô có được đăng kiểm không vẫn luôn là vấn đề được các chủ xe quan tâm. Tìm hiểu quy định về đèn khi đăng ký, đăng kiểm ô tô sẽ giúp phương tiện thông qua kiểm định dễ dàng hơn.
Nâng cấp hệ thống đèn xe hơi không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho xe mà còn tăng khả năng chiếu sáng, giảm thiểu rủi ro khi lưu thông trên đường. Tuy nhiên, vấn đề độ đèn ô tô có được đăng kiểm không khiến nhiều chủ phương tiện băn khoăn.
Các quy trình kiểm tra đèn khi đăng kiểm ô tô
Đăng kiểm xe ô tô là hình thức các cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng phương tiện có đạt điều kiện để vận hành hay không. Việc này nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình di chuyển, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Đồng thời, đây cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm mà chủ xe phải thực hiện để tránh bị xử phạt khi lực lượng chức năng kiểm tra.
Khâu kiểm định đèn xe ô tô là hạng mục bắt buộc đối với phương tiện cơ giới khi đi đăng kiểm. Theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT, có 6 hạng mục đèn trên ô tô cần kiểm tra, đó là: đèn chiếu sáng phía trước; đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên; đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm; đèn phanh; đèn lùi và đèn soi biển số. Các nội dung chính phải kiểm tra bao gồm: tình trạng và sự hoạt động, tiêu chuẩn ánh sáng (cường độ sáng và diện tích phát sáng).
Những chiếc xe đạt yêu cầu sẽ có hệ thống đèn lắp đặt đúng vị trí, không bị hư hỏng, hoạt động tốt, đảm bảo cường độ và diện tích phát sáng có thể nhận biết được ở khoảng cách 20m trong điều kiện ban ngày.
Trường hợp đơn vị đăng kiểm phát hiện thấy chủ xe tự ý thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng so với thiết kế của nhà sản xuất, nâng công suất hay lắp thêm các loại đèn nháy, đèn Led,... trên xe, phương tiện sẽ bị từ chối kiểm định
Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định về mức xử phạt người điều khiển phương tiện chế thêm đèn xe. Cụ thể, chủ xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) có hành vi vi phạm: “Điều khiển xe lắp thêm đèn ở phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm hoặc bên thành xe” sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.
Những quy định về trường hợp giám định đèn khi đăng kiểm xe ô tô
Trang bị hệ thống chiếu sáng tốt giúp người lái an tâm hơn trên mọi chặng đường. Tuy nhiên, độ đèn xe ô tô có được đăng kiểm không chủ xe cần phải tìm hiểu quy chế về trường hợp giám định đèn xe khi đi kiểm định để biết độ đèn xe ô tô có được đăng kiểm không.
Văn bản số 6688/ĐKVN-VAR ngày 26/10/2018 của Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi đến các đơn vị có thẩm quyền yêu cầu: trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn trong công tác kiểm định; tăng cường kiểm tra và kiểm soát toàn diện mọi hoạt động của đơn vị; đồng thời kiên quyết từ chối đăng kiểm đối với những phương tiện có lắp thêm thiết bị điện hoặc gắn thêm đèn chiếu sáng không đúng thiết kế của nhà sản xuất.
Điều này có nghĩa là, nếu chủ phương tiện thay lắp đèn đúng cách, đúng quy trình, đảm bảo thông số của nhà sản xuất và tiêu chuẩn ánh sáng thì vẫn có thể được kiểm định.
Để nâng cấp đèn xe mà không ảnh hưởng đến việc đăng kiểm, thông số đầu tiên chủ xe cần lưu ý là cường độ ánh sáng. Các loại đèn độ thông dụng trên thị trường hiện nay có nhiều mức sáng khác nhau nên người điều khiển cần chọn loại đèn công suất phù hợp với thông số kỹ thuật điện của nhà sản xuất, đảm bảo đúng ánh sáng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, đèn lắp thêm trên xe cần có khả năng gom sáng và cắt sáng tốt, không gây lóa, chói mắt cho phương tiện đi ngược chiều.
Khi tiến hành lắp đèn tăng sáng cho ô tô, chủ xe không được phép đấu dây gây ảnh hưởng đến hệ thống điện của xe, bởi việc này rất dễ xảy ra chập điện, cháy nổ trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, để không làm thay đổi kết cấu xe hơi, người điều khiển xe nên lựa chọn hệ thống nâng cấp đèn xe sử dụng Pát cố định bi - công nghệ độ đèn không cắt khoét thay vì khoan cắt, đục khoét mặt nạ dưỡng cho chóa đèn. Thêm vào đó, chủ xe cũng không nên tự ý lắp thêm đèn ngoài phạm vi thiết kế của nhà sản xuất, cụ thể là đèn pha, đèn gầm và đèn tín hiệu phía sau.
Tìm hiểu thêm: LỢI ÍCH CỦA PATH (PÁT) TRONG DỊCH VỤ ĐỘ ĐÈN XE HƠI
Trên đây là những quy định về đèn khi kiểm định mà chủ xe cần lưu ý nhằm xóa bỏ nỗi lo độ đèn ô tô có đăng kiểm được không
Có thể bạn quan tâm: