logo
Vận chuyển giao hàng trên toàn quốc
logo
Đổi trả hàng trong 7 ngày đầu
logo
Hỗ trợ khách hàng:
0795003213

4 cách đánh bóng phục hồi đèn pha ô tô đơn giản và hiệu quả

4 cách đánh bóng phục hồi đèn pha ô tô đơn giản và hiệu quả

Đèn pha xe ô tô đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là chiếu sáng và tăng cường tầm quan sát. Vì vậy, để tối ưu khả năng chiếu sáng và đảm bảo an toàn, cần phục hồi đèn pha xe ô tô theo quy trình chuẩn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Những giải pháp tăng sáng cho đèn ô tô hiệu quả nhất

Những điều cần lưu ý khi gửi xe ô tô trong bãi đỗ xe

Đèn pha xe ô tô bị ố vàng có thể do tác động của thời tiết hoặc môi trường, vệ sinh chưa đúng cách nên bụi bẩn bám nhiều. Bên cạnh đó, do tác động từ sức nóng của bóng đèn xe làm cho bề mặt nhựa bóng đèn pha bị mờ hay ố vàng. 

Để phục hồi đèn pha ô tô sáng bóng, đảm bảo việc chiếu sáng, cần vệ sinh đèn pha thường xuyên với 4 cách đánh bóng đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

phuc hoi den pha xe o to 1

 

Đèn pha xe ô tô bị mờ sau thời gian dài sử dụng

1. Phục hồi đèn pha ô tô bằng ruột bơ sáp

phuc hoi den pha xe o to 2

 

Ruột trái bơ sáp có axit giúp loại bỏ các vết ố vàng ở đèn pha

Trong ruột trái bơ sáp chín có chứa axit. Thành phần này sẽ tẩy rửa các mảng bám vết ố vàng, làm tăng độ sáng bóng và trong suốt cho đèn pha xe ô tô. Hơn nữa đây là một nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm, hiệu quả mà không ảnh hưởng đến môi trường, thường được sử dụng để đánh bóng đèn pha ô tô trong trường hợp đèn bị mờ, đục sau thời gian dài sử dụng.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha bằng bơ sáp:

- Bước 1: Vệ sinh bề mặt chóa đèn sạch sẽ trước khi đánh bóng.

- Bước 2: Lấy quả bơ chín cắt đôi, bỏ hạt, dùng ruột bơ chà lên chóa đèn cho đến khi đạt độ sáng bóng như ý.

- Bước 3: Làm sạch chóa đèn bằng nước một lần nữa. 

2. Phục hồi đèn pha ô tô bằng kem đánh răng

phuc hoi den pha xe o to 3

 

Kem đánh răng có chứa Florua và chất tẩy rửa giúp làm sạch đèn pha

Kem đánh răng có thành phần chính là Florua, chất mài mòn (chiếm 50% thành phần) và chất tẩy rửa. Chất này giúp loại bỏ các mảng bám rất hiệu quả. Vì vậy nhiều người đã áp dụng phương pháp này và thành công trong việc phục hồi đèn pha ô tô, vừa tiết kiệm chi phí lại đơn giản mà hiệu quả.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha bằng kem đánh răng:

- Bước 1: Vệ sinh bề mặt chóa đèn sạch sẽ trước khi đánh bóng.

- Bước 2: Thoa đều kem đánh răng lên toàn bộ bề mặt chóa đèn.

- Bước 3: Dùng khăn sạch, mịn lau theo chiều từ trong ra ngoài, lau lại nhiều lượt cho đến khi đèn xe sáng bóng.

- Bước 4: Rửa sạch chóa đèn bằng nước và lau khô.

Chú ý chọn loại kem đánh răng không chứa các hạt làm mát, hạt tinh thể hay các thành phần tương tự bởi chúng có thể gây ra các vết xước trên đèn xe.

3. Phục hồi đèn pha ô tô bằng sáp/ dung dịch chuyên dụng

phuc hoi den pha xe o to 4

 

Đánh bóng đèn pha ô tô bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sáp hay dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô chuyên dụng. Các loại sáp hay dung dịch này dành riêng để đánh bóng phục hồi đèn pha ô tô nên có độ mịn cao, tính ăn mòn thấp. Đây là phương pháp đánh bóng đèn pha hiệu quả nhất.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha ô tô bằng dung dịch/sáp chuyên dụng:

- Bước 1: Vệ sinh bề mặt chóa đèn sạch trước khi đánh bóng.

- Bước 2: Dùng băng keo bọc xung quanh đèn xe để bảo vệ lớp sơn của xe.

- Bước 3: Thoa sáp/dung dịch đánh bóng lên toàn bộ bề mặt chóa đèn.

- Bước 4: Dùng khăn sạch, mịn chà theo vòng tròn trên choá đèn .

4. Phục hồi đèn pha ô tô bằng giấy nhám

phuc hoi den pha xe o to 5

 

Đánh bóng đèn pha bằng giấy nhám

Trong trường hợp chóa đèn bị trầy xước nhiều, có thể đánh bóng đèn pha bằng giấy nhám. Phương pháp có thể làm tại nhà nhưng đòi hỏi người làm cần nắm được kỹ thuật đánh bóng bằng giấy nhám.

Hướng dẫn các bước đánh bóng đèn pha bằng giấy nhám:

- Bước 1: Rửa sạch chóa đèn với xà bông chuyên dụng, lưu ý các khe kẽ xung quanh đèn.

- Bước 2: Dán băng keo xung quanh đèn để tránh làm xước sơn xe trong quá trình phục hồi đèn pha.

- Bước 3: Ngâm loại nhám P1500 cho thấm nước sau đó đánh lên chóa đèn theo chiều ngang.

- Bước 4: Ngâm loại giấy nhám P2000 cho thấm nước và đánh lên chóa đèn theo chiều dọc.

- Bước 5: Sử dụng sáp hoặc dung dịch đánh bóng đèn pha chuyên dụng để đánh bóng lại đèn.

So với ba phương pháp nêu trên thì phương pháp này có độ khó cao và tốn thời gian hơn nhưng có tác dụng lâu dài. 

Phục hồi đèn pha ô tô cần được thực hiện thường xuyên. Chủ phương tiện có thể thực hiện tại nhà nhanh chóng và đơn giản bằng 4 cách kể trên hoặc liên hệ ngay với SotiAuto để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

 

Bình luận của bạn
hotline 0795003213